THI CÔNG SƠN CHỐNG CHÁY

HƯỚNG DẪN THI CÔNG SƠN CHỐNG CHÁY GH-PAINT CHO KẾT CẤU THÉP

Tại sao cần sử dụng sơn chống cháy cho kết cấu thép?

  • Sơn chống cháy ngăn cản quá trình lây lan ngọn lửa hoặc đám cháy trên diện tích rộng của công trình. Sơn chống cháy giúp bảo vệ kết cấu thép, hạn chế tối đa quá trình suy giảm tính chất cơ lý của thép do chịu nhiệt độ cao mà hỏa hoạn gây ra.
  • Sử dụng sơn chống cháy GH-PAINT để bảo vệ kết cấu thép đạt được thời gian chống cháy theo yêu cầu chống cháy cho công trình khi xảy ra sự cố.

 

Điều kiện thi công sơn chống cháy GH-PAINT:

  • Không thi công trong điều kiện mưa ẩm, độ ầm > 90%.
  • Nhiệt độ thi công thích hợp từ 5°C – 45°C.
  • Bề mặt thép được làm sạch bằng các phương pháp phù hợp để loại bỏ tạp chất, bùn đất, dầu mỡ v.v.. và được sơn lót chống gỉ (Khuyến nghị sử dụng sơn chống gỉ Alkyd).
  • Thi công trong điều kiện nhà xưởng phải có mái che.
  • Ngừng thi công khi trời có mưa, tuyết, sương mù, gió mạnh hay bão, để tránh việc hư hại sơn.

Các bước thi công sơn chống cháy:

01 Chuẩn bị bề mặt

  • Bước đầu tiên rất quan trọng, quyết định mức độ thẩm mỹ và khả năng bảo vệ của lớp sơn. Trong xây dựng & công nghiệp, thường sử dụng máy phun cát hoặc máy phun bi, nước để làm sạch bề mặt kim loại số lượng lớn. Phải đạt tiêu chuẩn SA 2.0 trở lên.
  • Lưu ý: Trước khi thi công vữa phải kiểm tra lại bề mặt xem sắt thép có còn rỉ sét hoặc còn dính dầu mỡ. Nếu có, hãy dùng xăng xe máy hoặc dầu hôi, dung môi phù hợp để làm sạch.
  • Tiêu chuẩn để qua bước 2: Bề mặt kết cấu thép phải sạch sẽ và khô ráo.

 

Thi công lớp sơn lót chống rỉ   02 

  • Sơn lót là lớp sơn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt được sơn. Vai trò của sơn lót vô cùng quan trọng, nó giúp chống rỉ
    cho thép và tạo độ bám cho lớp sơn chống cháy.
  • Thành phần chính của sơn lót chống rỉ thường có nhựa alkyd hoặc epoxy, phù hợp với từng bề mặt sắt thép truyền thống hoặc kim loại mạ kẽm. ( Với hệ sơn chống cháy GH-PAINT chúng tôi khuyến nghị nên sử dụng sơn chống gỉ gốc Alkyd)
  • Nên sử dụng máy phun sơn để đạt được hiệu quả cao nhất. Độ dày lớp lót 50μm cho độ bám dính tốt nhất.
  • Tiêu chuẩn để qua bước 3: Màng sơn phải khô cứng, bám dính chặt.
03 Thi công lớp sơn chống cháy GH- PAINT

  • Yêu cầu khuấy sơn kỹ bằng máy khuấy tốc độ trung bình (300-500 v/p) trước khi sử dụng.
  • Căn cứ theo nhu cầu chống cháy của công trình, chiều dày màng sơn được yêu cầu hoặc theo định mức quy định của nhà sản xuất sẽ sử dụng súng phun hoặc rulo để thi công sơn chống cháy GH-PAINT lên bề mặt tấm thép.
    + Lăn hoặc phun sơn lần đầu 1 lớp mỏng, dàn trải đều màng sơn sơn không chảy.
    + Lăn hoặc phun sơn thành nhiều lần để đạt được chiều dày màng sơn mong muốn.
  • Sau khi lăn hoặc phun từng lớp trong thời gian chờ khô thì không được thi công đè lên để tránh tình trạng màng sơn bị nhăn, thời gian khô phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm và sự thông thoáng của khu vực thi công.
  • Sau khi sơn đủ định mức, thổi sạch bụi nếu có. Nếu cần thẩm mĩ hơn thì dùng giấy nhám chà để đồng đều trước khi sơn phủ màu theo yêu cầu.
  • Tiêu chuẩn để qua bước 4: Màng sơn phải khô cứng, bám dính chặt.

Thi công lớp sơn phủ màu   04 

  • Một lớp sơn phủ màu sắc là không thể thiếu trong quy trình sơn chống cháy, bởi nó vừa là lớp áo bảo vệ, vừa là lớp phủ trang trí toàn diện cho kết cấu thép. Lớp sơn chống cháy không có tính thẩm mỹ cao mà nó chỉ có tác dụng phòng chống cháy cho bề mặt thép.
  • Tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng và màu sắc mà có những
    loại sơn phù hợp khác nhau như:
    – Sơn phủ màu nhũ tương gốc nước( phù hợp nhất)
    – Sơn Epoxy 2 thành phần gồm có sơn phủ gốc nhựa Epoxy hoặc sơn phủ PU Polyurethane.
    – Sơn phủ màu gốc Alkyd.
  • Lưu ý: Sơn phủ màu phải được sơn thử trước khi sơn đồng loạt.
  • Tiêu chuẩn để qua bước 5: Lớp sơn phải khô hoàn toàn , màu sắc đồng đều, bám dính chặt.
05 Nghiệm thu, bàn giao 

  • Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8790:2011, có 3 bước nghiệm thu chất lượng thi công sơn chống cháy như sau:
    – Kiểm tra thời gian khô của sơn, thời gian sơn giữa các lớp sơn theo nhà sản xuất quy định.
    – Kiểm tra độ dày và độ bám dính của các lớp sơn chống gỉ
    (trước khi sơn lớp sơn phủ) và của toàn bộ các lớp sơn (sau
    khi kết thúc sơn phủ). (TCVN 2097:1993).
    – Kiểm tra độ phủ của sơn trên các góc cạnh, đầu bulông, khe tiếp giáp nhiều lớp thép và các khuyết tật khác để hướng dẫn cho người thi công thực hiện đúng công nghệ do nhà sản xuất quy định.

Độ dày và định mức sơn chống cháy GH-PAINT:

  • Độ dầy và định mức của lớp sơn chống cháy sẽ biến đổi theo từng dự án; phụ thuộc vào thiết kế giới hạn chịu lửa và thông số tiết diện Hp/A của các cấu kiện thuộc dự án đó. 
  • Lưu ý: trường hợp thi công sơn chống cháy tại các nhà máy thép, sau đó vận chuyển thép đến công trình và lắp dựng: do trong quá trình kẹp, cẩu, vận chuyển kết cấu thép có thể xảy các hiện tượng bong, tróc sơn tại và gần các điểm va chạm, để bảo vệ các lớp sơn chống cháy, nên thi công lớp sơn phủ (top-coat) lên trên lớp sơn chống cháy và đợi lớp sơn phủ khô hoàn toàn trước khi vận chuyển, lắp dựng.

Qua bài viết này, Gia Hưng hy vọng Quý khách có thể nắm được sơ bộ về quy trình thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép. Để được tư vấn kỹ hơn về các bước thi công, cũng như thủ tục làm giấy chứng nhận kiểm định PCCC, nghiệm thu PCCC cho công trình…  hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TỔNG HỢP XÂY DỰNG VÀ PCCC GIA HƯNG
VPGD HN: C11-11, Khu C KĐT Lê Trọng Tấn Geleximco, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
Hotline: 0986.456.801 – 0974.858.772 – 083.653.5556 (VP. Hà Nội)
Email: sale@pcccgiahung.vn
Fanpage: Vật liệu chống cháy – Cách nhiệt | Hanoi | Facebook